Trong suốt quá trình cây sinh trưởng và phát triển sẽ có không ít các trường hợp xảy ra ảnh hưởng tới sức sống cây. Ví dụ như cây để bên ngoài mà mưa nhiều ngày dẫn tới ngập úng nước. Vậy bạn có cần tham khảo thông tin cách chăm sóc hoa hồng úng nước không. Nếu bạn có thì cùng đọc bài viết này sẽ có thêm kiến thức nhé.

Chăm sóc hoa hồng úng nước: Nhận biết cây bị ngập úng

Cây hoa hồng muốn phát triển đẹp thì thực sự cần bàn tay chăm sóc của con người. Chỉ cần không chú ý là có rất nhiều tác động bên ngoài ảnh hưởng tới sự phát triển của cây. Chẳng hạn như cây bị ngập úng vì dầm nước mưa hoặc do người chủ tưới quá nhiều nước. 

Nhận biết cây bị ngập nước thì bạn xem lá có màu xanh nhạt hoặc vàng, thông thường lá sẽ bị thay đổi. Lá không còn màu xanh tươi nữa mà bị vàng loang lổ. Rễ cây ngập sâu trong nước thì bị hỏng nên cấp thừa dinh dưỡng cho toàn bộ cây, vì thế cây úng rồi chết dần.

Cây hoa hồng bị úng nước
Cây hoa hồng bị úng nước

Gốc cây bị mốc rêu, bạn sẽ thấy trên bề mặt chậu có các đám rêu xanh hoặc mốc trắng mỏng lềnh bềnh. Nếu không can thiệp thì mốc lan rộng và gây hại cho cả cây, rễ thối rữa, bốc mùi, bạn sẽ ngửi thấy khó chịu. 

Bạn xem lỗ thoát nước dưới chậu ra sao, nếu không có lỗ thì rõ ràng cây bị nước đọng nên úng. Nhanh chóng lôi cây ra chậu khác kiểm tra rễ có bị thối không nhé.

Làm khô rễ cây hoa hồng bị úng nước

Khi cây bị úng nước còn khả năng cứu vãn thì bạn nên học cách làm khô rễ cây hoa hồng. Trước hết bạn ngưng tưới nước chờ cây khô khoảng vài ngày và chăm sóc hoa hồng úng nước. 

Mang cây vào trong bóng râm để tốt cho lá ở phần ngọn, khi bị úng nước cây sẽ khó chuyền nước lên phần lá ở trên. Một thời gian nếu thấy cây ổn định thì mới đem cây ra chỗ có nắng. Gõ vào chậu để đất long khỏi rễ cây, giúp thông thoáng khí. 

Chăm sóc cây hoa hồng bị úng nước
Chăm sóc cây hoa hồng bị úng nước

Lấy cây ra khỏi chậu kiểm tra rễ làm rễ khô nhanh hơn và trồng sang chậu khác thoát nước tốt. Khi lấy đất thì bạn loại bỏ phần mốc đi, bỏ rễ thối, làm sạch rồi mới trồng lại.

Lấy kéo cắt tỉa bớt phần rễ bị hỏng có màu nâu đen, mềm thối. Dùng kìm cắt tỉa các lá và cành chết để cây khỏe hơn và bắt đầu phát triển lại. 

Xem thêm: Hướng dẫn kỹ thuật cắt tỉa và thay chậu khi hoa hồng tàn 

Trồng lại cây hoa hồng vào chậu mới

Sau khi làm khô rễ xong thì bạn chuyển cây vào trong chậu có đục các lỗ thoát nước để đảm bảo không bị úng nước lần nữa. Bạn nên trang bị thêm khay hứng nước ở bên dưới để có chỗ nước đi ra vào. Bạn phủ thêm một lớp dày tầm hơn 3cm phía đáy chậu để ngăn ngừa ngập úng. 

Sau đó bạn đổ thêm đất trồng quanh cây, lưu ý là đất mới rồi lấp vào gốc, vỗ nhẹ cho cây đứng vững. Sờ thấy bề mặt đất đã khô thì tưới thêm nước làm ẩm đất. Sau khi khắc phục được cây, cảm thấy cây dần phục hồi trở lại thì bạn có thể cung cấp thêm phân bón thương hiệu Docneem như Nem Cake, Phân dưỡng mầm... tại Docneem.com tăng cường dưỡng chất cho cây khỏe. 

Chăm sóc hoa hồng úng nước làm đúng kỹ thuật cũng còn tùy từng cây có thể hồi phục được hay không. Nếu cây phục hồi thì quá tuyệt vời, sau đó việc chăm sóc bạn phải hết sức chú ý các điều cần tránh và nếu có sâu bệnh tấn công thì phun dầu neem nguyên chất ép lạnh, hạn chế dùng thuốc trừ sâu hóa học nhé.

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn